Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

ban tay me


Bàn tay của Mẹ - Bài học cho con





(Lược dịch của một ai đó từ nguyên bản “The Story of Apprecication” )



Một thanh niên học hành xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên của một công ty lớn. Anh ta vừa xong đợt phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc công ty muốn gặp trực tiếp để có quyết định nhận hay không nhận anh ta. Và ông thấy từ học bạ của chàng thanh niên, tất cả đều tốt và năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sau đại học cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bực.


Viên giám đốc: “Anh đã được học bổng của những trường nào?” Chàng thanh niên đáp “Thưa không” “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học sao?” “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí.” Viên giám đốc lại hỏi: “Mẹ của anh làm việc ở đâu?” Chàng thanh niên đáp: “Mẹ tôi làm công việc giặt áo quần.”


Viên giám đốc bảo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay của anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mịn màng và hoàn hảo.
Viên giám đốc: “Vậy trước nay anh có bao giờ giúp mẹ giặt giũ áo quần không?” “Chưa bao giờ. Mẹ luôn bảo tôi lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi.” Chàng thanh niên đáp.


Viên giám đốc: “Tôi yêu cầu anh một việc. Hôm nay khi trở lại nhà, lau sạch đôi bàn tay của mẹ anh, và rồi ngày mai đến gặp tôi.”
Ðến lúc ấy thì chàng thanh niên có cảm tưởng là công việc tốt này đang sẵn sàng là của mình. Về đến nhà, chàng ta sung sướng khoe với me, và chỉ xin được cầm lấy đôi bàn tay của bà. Mẹ chàng trai cảm thấy có điều gì đó khác lạ. Với một cảm giác vừa vui mà cũng vừa buồn, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.

Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ.Vừa lau, nước mắt chàng tuôn tràn. Ðây là lần đầu tiên chàng thanh niên mới có dịp khám phá đôi tay mẹ mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đầy những vết bầm đen. Những vết bầm làm đau nhức đến nỗi bà đã rùng mình khi được lau bằng nước. Lần đầu tiên trong đời, chàng thanh niên nhận thức ra rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này đã giúp trả học phí cho chàng từ bao nhiêu lâu nay.
Những vết bầm trong đôi tay của mẹ là giá mẹ chàng phải trả dài đăng đẳng cho đến ngày chàng tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho tương lai sẽ tới của chàng.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ,chàng thanh niên lặng lẽ giặt hết phần áo quần còn lại cho mẹ.

Tối đó, hai mẹ con tâm sự với nhau thật là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên tới trụ sở công ty. Viên giám đốc còn thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của chàng thanh niên, ông hỏi: “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã học được hôm qua ở nhà không?”

Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sạch đôi tay của mẹ, và cũng giặt hết phần áo quần còn lại.”
Viên giám đốc: “Cảm tưởng của anh ra sao?”
Chàng thanh niên: “Thứ nhất, bây giờ tôi mới thấu hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn: Không có mẹ, tôi không thể thành tựu được như hôm nay. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức được rằng thật khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc. Thứ ba, tôi hiểu sâu xa được tầm mức quan trọng và giá trị của liên hệ gia đình.”

Viên giám đốc nói: “Ðây là những gì tôi cần tìm thấy ở nơi con người sẽ là quản trị viên trong công ty chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất của cuộc đời. Em được nhận.”

Sau đó, chàng thanh niên làm việc hăng say, và nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày mỗi được cải thiện.

Thưa quí vị. Một đứa bé luôn luôn được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và nó sẽ chỉ luôn luôn nghĩ đến mình nó trước hết. Nó sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ trong suốt thời gian nuôi dưỡng nó thành người.

Khi làm việc, nó giả thiết rằng mọi người phải vâng lời nó; và khi trở thành một quản trị viên, nó có thể sẽ không bao giờ biết đến sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền và luôn sẵn sàng đổ thừa cho người khác những khiếm khuyết và sai sót trong sinh hoạt của công ty.
Ðối với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể thành công một thời gian ngắn nhưng thật sự trong đời họ sẽ không bao giờ họ có cơ hội thực sự cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Họ sẽ cằn nhằn, lòng họ luôn chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình.
Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay là đang tàn phá chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển tối đa tính ích kỷ vô nhân?

Bạn có thể cho con cái bạn sống trong những căn nhà lớn, ăn thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng... Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, xin bạn vui lòng cho chúng cùng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rửa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách.

Bạn muốn chúng hiểu rằng bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày kia tóc chúng ta rồi cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia. Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn có học để hiểu biết hơn về thái độ chân thành của một con người sống ở đời, và tự khả năng của chúng phải biết cùng làm việc với những người khác để hoàn thành mọi công tác mà chúng gặp phải trong cuộc sống.

***
Huexua sưu tầm.

  <

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Than huu internet

 Thân hữu internet.



Niềm vui i - meo .
Xin nói ngay chữ i-meo là phiên âm từ chữ “email” tức là thư điện tử. Loại thư nầy mới có chừng chưa tới 10 năm nay trên máy vi tính. Nó rất tiện lợi nên làm người ta ... ghiền. Nhứt là đối với hắn.

Từ ngày phong trào i-meo rộn nở, tính tình của hắn cũng thay đổi. Hắn cởi mở hơn, vui vẻ hơn, đặc biệt là khi hắn nhận được một i-meo của một người bạn nào đó đã mất liên lạc sau hơn hai mươi năm. Tối ngày hắn ngồi trước máy vi tính viết “meo”, nhận “meo”, forward email ... Ai viết i-meo cho hắn thì hắn mừng lắm và trả lời ngay tức khắc, bạn cũ mà. Rồi thì “hầm bà lằng” chuyện được tuôn ra ào ào từ máy đánh chữ. Khi hắn i-meo cho ai, hắn đợi người ta trả lời dữ lắm. Hắn đứng ngồi không yên, bồn chồn , bứt rứt như người ghiền thuốc lá mà trong ngày chưa có điếu nào. I-meo có khi bị trả lại thì hắn buồn bã mấy ngày như bạn mình đã ... chết. Thật ra, nhờ có i-meo mà hắn liên lạc được nhiều bạn cũ hồi trung học, đại học tưởng đã ngủm từ lâu. Ai dè còn sống mà lại có i-meo nữa mới lạ. Rồiụ hắn làm một danh sách bạn bè. Lâu lâu hắn lại gởi cho bạn một i-meo chỉ có mấy chữ “just say hi” (chào bạn). Vậy là đủ rồi, chứng tỏ hắn còn .. sống, i-meo còn hoạt động, bởi vì i-meo gởi không tốn tiền mà. Chớ nếu tốn tiền thì hắn đâu có gởi nhiều như vậy. Bạn hắn, có người trả lời dài, có người trả lời ngắn, có người không trả lời. Mặc kệ, hắn thỉnh thoảng cứ gởi i-meo như vậy để cho thiên hạ biết là mình còn ... tồn tại.
Hắn mê i-meo đến mức con gái của hắn cười hắn dữ lắm. Nó nói “Ba làm cái gì mà mở i-meo hoài, đâu có ai gởi cho ba đâu mà đọc”. Bởi vì có ngày hắn mở máy vi tính đọc i-meo hai ba lần. Hắn sợ nếu có người gởi i-meo tới mà mình chưa trả lời thì bất lịch sự. Nhưng đâu có ai rảnh mà gởi i-meo cho hắn hoài. Thây kệ, “Nếu không có i-meo thì mình vô internet, đọc tin tức gì đó cũng được”, hắn tự nhủ như vậy.
Lúc đầu hắn viết i-meo bằng chữ Việt không dấu. Nhưng có lần bạn hắn đọc chữ “vợ của anh là một người đảm đang” thành “vợ của anh là một người dâm đãng” khiến hắn đâm hoảng nên rán học thêm cách đánh máy chữ Việt có dấu. Lúc đầu thì học cách đánh dấu ngang. Như chữ đảm đang thì đánh là: “dda?m ddang” (để không nhầm với chữ “da^m ddan~ng” !!!). Sau đó thì học thêm cách đánh dấu theo đúng chữ Việt đẹp đẽ y như bài viết nầy. Bây giờ thư hắn gởi đi và nhận về đều đọc được với đầy đủ dấu chữ Việt. Hắn rất hãnh diện mỗi khi có ai hỏi hắn về điều nầy. Cũng nhờ đó, hắn biết cách viết nhật ký, du ký, và một vài truyện ngắn nho nhỏ ... Không chừng vài năm nữa hắn sẽ thành nhà văn tên tuổi.
Hắn có một người bạn cùng bịnh. Người nầy cũng mê i-meo, ham vui, ham bạn như hắn. Hai người i-meo cho nhau tối ngày. Họ nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất: chuyện chánh trị, chuyện cộng đồng, chuyện bạn bè, chuyện mưa nắng, chuyện Việt Nam, chuyện chiến tranh, chuyện khủng bố ... có khi “gây lộn” trên máy điện toán vì bất đồng ý kiến, nhưng cũng vui lắm. Tối ngày hắn cứ ôm máy vi tính đến nỗi vợ hắn than rằng:” Cỏ sau nhà không chịu cắt để nó lên cao tới đầu gối rồi. Tối ngày cứ “ghiền” i-meo. Chồng con gì chán quá”. Cái chữ ghiền mà vợ hắn đem ra sử dụng ở đây coi bộ cũng chính xác lắm đó. Nhưng hắn lại phân trần: “ Mê i-meo trên computer thì có gì là hại. Có người mê gái, mê cờ bạc còn hại hơn nhiều”. Bạn nghe coi có lọt lỗ tai không ?
Địa chỉ i-meo thì hắn có hai ba cái. Cái trong sở thì để làm việc, cái nầy “bí mật” không cho ai biết. Cái ở nhà để nhận thơ bạn bè. Cái thì lưu động trên “hotmail”, “yahoo” để hắn liên lạc khi đi du lịch trên thế giới. Ở đâu hắn cũng coi i-meo được bởi vì i-meo là nguồn vui, là hơi thở của hắn. Đi chơi ở nước ngoài hắn cũng rán kiếm cho ra những quán cà phê internet để đọc và gởi i-meo. Hắn còn sưu tập địa chỉ i-meo của bạn bè cùng khoá, của đàn anh, đàn em, của đồng hương ... làm thành danh sách. Khi nào cần hắn chỉ bấm một cái, i-meo được gởi đến vài chục người một lúc, khoẻ re.
Khi nhận được i-meo có kèm hình ảnh thì hắn càng vui hơn nữa. Có lần hắn nhận được một cái meo, dở hình ra thì thấy một bà Mỹ mập “tổ chảng” nằm trên bãi biển, lần khác hắn nhận được hình chiếc xe cam nhông do ... bò kéo (sản phẩm tự chế nội địa ở VN) ... hắn cười xoà rồi xoá. Có lần hắn bị tổ trác, người ta gởi cho hắn i-meo có kèm pháo bông. Hắên tưởng bở mở ra , té ra đó là “sâu bọ” (virus) hại máy, làm hắn phải mời chuyên gia sửa chữa máy vi tính hết mấy ngày. Từ đó , hắn đề phòng dữ lắm, thấy email nào lạ lạ có kèm hồ sơ dạng .exe, .com hay .bat ... là hắn bỏ vô giỏ rác ngay không cần biết người gởi là ai. Giống như là mấy văn phòng ngày nay nhận thư mà có bột trắng trắng thì sợ lắm vì nghi là bột vi trùng.
Đãụ nhận hình thì cũng phải gởi hình. Cũng tại mê i-meo mà hắn đã mua một cái máy chụp hình kỹ thuật số (digital) hết ba trăm. Hắn chụp hình vợ chồng hắn để sẵn, mỗi khi liên lạc được với một bạn mới là hắn kẹp hình mình vô thư gởi liền để cho bạn biết mình ra sao sau hơn mấy mươi năm bặt tin. Những khi có đám cưới hay họp bạn, hắn chụp hình “lia chia” sau đó gắn vô i-meo rồi gởi cùng khắp như một phóng viên chuyên nghiệp. Họp vừa xong thì bạn bè ở khắp thế giới đã có hình xem rồi. Khi cháu hắn làm đám cưới, hắn dặn bà con ở nơi xa không đến được thì cứ theo dõi trên i-meo. Tiệc vừa xong thì hắn gởi hình liền. Khiến cho những người ở xa xem được ngay tức thì. Ai cũng khen hắn giỏi làm cho hắn càng thêm hứng chí. Thời đại nguyên tử có khác. Thông tin thật nhanh chóng và tiện lợi.
Có một lần hắn lặng người đi khi nghe tin người ta sẽ tính 5 xu Mỹ trên mỗi cái i-meo hắn gởi. Nhẩm tính mỗi ngày hắn gởi chừng 20 cái thì tốn hết 1 đô, vị chi một tháng cũng hết 30 đô rồi. Đó là chưa kể thư gởi theo danh sách. Cũng may đó là tin vịt làm hắn thở phào nhẹ nhõm.
Hắn ghét nhứt là những thứ i-meo không mời mà tới. Đó là i-meo quảng cáo, còn gọi là “thư rác”. Không biết làm sao mà người ta biết địa chỉ i-meo của hắn mà gởi tới đủ thứ thư “hầm bà lằng” như kết bạn tâm tình, quảng cáo bán máy điện toán, quảng cáo nhu liệu ... Chắc tại lúc đầu hắn không biết nên mỗi khi người ta hỏi địa chỉ i-meo thì hắn cho. Bây giờ thì hắn cẩn thận hơn, không cho ai i-meo riêng của hắn, trừ những người quen biết. Ngoài ra, hắn có một cái i-meo “dỏm” để dành tặng cho mấy tay hay quảng cáo (nhưng hắn không bao giờ mở).
Có một lần hắn cũng dại dột vô một cái “group” (nhóm) i-meo kia. Chắc nhóm nầy cũng rảnh và khoái i-meo còn hơn hắn nữa nên gởi nhau hàng chục i-meo tối ngày. Họ bàn đủ thứ chuyện, từ chánh trị chánh em cho tới thơ văn triết học, chuyện tiếu lâm, câu đố, chuyện đời tư ca sĩ ... Đọc riết cũng chán và ngán ngẩm vì vô bổ ích, nên hắn xin rút tên ra khỏi nhóm.
Người xưa có thú đá gà, đánh cờ. Ngày nay hắn có thú vui i-meo. Thời đại mới, kỹ thuật tân tiến thì sự tiêu khiển của con người cũng khác. Đó là một cách vui chơi vô hại. Thôi cũng được, phải không các bạn?
MINH TÂM



Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Cắt chim



"Đời bây giờ các bác chớ nên đem chim đi đánh của người
Dao cứa một phát đi đời nhà chim !"
Tòa xử vụ vợ Việt "cắt chim" chồng Mỹ



Bà Catherine Kiều trong một phiên xử tại Tòa Thượng Thẩm California ở Santa Ana vì tội cắt “của quý” của chồng.

Bà Catherine Kiều, 50 tuổi, bị bắt vào tối ngày 11 Tháng Bảy, 2011 sau khi trói chồng bà, ông G. B., 60 tuổi, vào giường rồi dùng dao cắt phăng “của quý” của ông, cho vào máy xay rác. Tòa Thượng Thẩm California ở Santa Ana bắt đầu xử bà Catherine Kiều hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tư.

Hôm đó, 11 Tháng Bảy, 2011, bà Kiều gọi điện thoại hỏi ông chồng sắp về nhà chưa, và dặn ông nhớ ăn món súp bà nấu. Súp có đậu hũ và thịt bò xay mà ông thích. Một ít lâu sau đó, ông về nhà, căn condo do ông đứng tên ở Garden Grove. Bà Kiều tuy không phụ trả tiền nhà, nhưng trả các chi phí khác như các hoá đơn, tiền chợ...

Trong cuộc trò chuyện trước khi vụ án xảy ra, giọng nói của hai người bình thường, không có vẻ gì là gây gỗ. Khi ông nói canh có vị mặn, bà Kiều đưa ông bánh mì ăn kèm. Trong súp, bà Kiều đã lén bỏ thuốc ngủ.
Khoảng 9 giờ tối, ông chồng bắt đầu mệt và leo lên giường. Nhân lúc đó bà Kiều dùng dây trói hai tay và hai chân nạn nhân vào bốn góc giường. Bà kéo quần ông xuống và chuẩn bị sẵn một con dao. Đợi lúc ông tỉnh dậy, bà Kiều nắm lấy “của quý” của ông, và cắt phăng “nó” bằng một nhất dao. Vừa cắt, bà vừa gằn giọng “đáng đời ông” (you deserve it). Kế đến, bà Kiều cầm mảnh thịt này xuống bếp, quăng vào máy xay rác trong bồn rửa chén.



Bà quay lại chỗ ông chồng và hoảng sợ khi thấy ông chảy máu quá nhiều. Bà lấy một khăn tắm đè chặt vết thương để cầm máu. Máu tiếp tục chảy. Bà Kiều hỏi ông chồng đang bị trói: “Muốn tôi lo hay muốn tôi gọi 911.” Rồi bà gọi cấp cứu. Trong khi nói chuyện với nhân viên 911, bà quay lại chỗ máy xay, nhấn xút cho máy chạy.
Nhân viên cấp cứu và cảnh sát ập tới, yêu cầu bà Kiều cởi trói cho ông chồng. Bà nói không ra lời, lẩm bẩm “tôi không mở được,” lập đi lập lại nhiều lần. Bà Kiều bị bắt và ông chồng được đưa vào bệnh viện UCI Medical Center, được giải phẫu, rồi về nhà. Cảnh sát chụp hình lại hiện trường, thu lại toàn bộ hình ảnh của nạn nhân còn đang bị trói trên giường, máu nhỏ trên nền nhà, chén súp, lọ thuốc ngủ...


Bằng chứng cũng cho thấy đây không phải là lần đầu tiên bà Kiêu âm mưu cắt "của quý" của ông G.B. Sau khi khai với bác sĩ là mất ngủ vì công việc, bà Kiều được cho toa mua thuốc ngủ. Bà đến WalMart mua hai lần, mỗi lần 30 viên. Ông G.B. khai có lần thấy súp mặn, nên không ăn. Lần này súp cũng bị mặn, nhưng ông vẫn ăn, và thế là "mất của quý."

Một trong những tang chứng đặc biệt, trở nên mấu chốt, là những đoạn thu âm, từ các máy ghi âm bà Kiều mua hơn một năm trước đó và đặt khắp nơi, trong nhà, trên xe nạn nhân. Chín tháng sau khi sự việc xảy ra tại Garden Grove, người chồng tìm thấy được một đoạn băng trong xe và nộp cho phía điều tra.

Thông tin từ các máy thu âm

Có khoảng 200 đoạn băng khác nhau, dài tổng cộng khoảng 100 tiếng đồng hồ, mà bồi thẩm đoàn mất 4 ngày rưỡi để theo dõi.


Các máy thu âm tự khởi động khi bắt được tiếng ồn. Có những đoạn ông G.B. nói chuyện với bạn, có những đoạn hai người gây gỗ, cũng có những đoạn do bà Kiều thu để ghi lại sự tức tối với chồng.


Bà Kiều ghen tức vì chồng quay lại với người tình cũ, bà M. Hai người quen nhau, từng ở chung trước khi ông G.B. quen và cưới bà Kiều.
Ông đòi ly dị bà Kiều với lý do “không còn yêu,” và ông không có bất cứ quan hệ yêu đương hay xác thịt gì với bà M. Khá mâu thuẫn với lời ông G.B., ông tỏ ra rất ngọt ngào với người tình cũ trong một đoạn băng. Lúc đó, ông đang đi sắm giày cho bà M. Trong một đoạn băng khác, ông G.B. đòi hôn bà M.

Nhiều đoạn băng thu được tiếng ông G.B. yêu cầu bà Kiều dọn ra khỏi nhà. Ông nói với giọng bình thường, không quát tháo. Ông có than phiền về bà Kiều cho bạn bè nghe qua điện thoại vì bà Kiều xài đồ đạc của ông, “mỗi ngày xài cả một cuộn giấy vệ sinh” là một ví dụ. Với người tình cũ, ông G.B. nói bà Kiều sẽ sớm dọn ra.

Có đoạn băng thu lại được toàn bộ tiếng động phát ra từ vụ cắt dương vật của ông G.B.

Một ngày trước khi vụ án xảy ra, bà Kiều có bàn chuyện đi tiệc với bạn bè, ông G.B. có nói chuyện với bạn về việc người này sẽ đến ngủ lại nhà. Hai người tranh cãi vì bà Kiều không muốn có khách ở lại, ông G.B. nói bà hãy sang nhà người khác ở.


Không có đoạn băng nào có thể dùng làm bằng chứng là ông G.B. áp bức tình dục và đánh đập vợ, như lời bà Kiều nói.

Thông tin từ những lời khai trước toà

Ngoài hai nhân vật chính là bà Kiều, ông G.B., có các bác sĩ và người nhà của bà Kiều lên làm nhân chứng.

Khi bị luật sư của bị cáo hỏi, ông G.B. cho biết 75% quan hệ tình dục mà bà Kiều dành cho ông là qua miệng. Khẩu dục cũng là “kiểu” ông thích. Ông không có điều gì phải phàn nàn trong quan hệ xác thịt vợ chồng với bà Kiều.

Ngược lại, bà Kiều cho biết bà bị “áp bức tình dục.” Bà có bằng chứng bị bệnh đau lưng, nhưng nhiều năm trước khi vụ án xảy ra. Ông G.B. nói có biết bà Kiều có bệnh đau lưng. Công tố viên cho rằng thời gian bà bị đau lưng là quá xa thời điểm vụ án, và bà Kiều có thể đi tập thể dục nên không thực sự có bệnh. Luật sư của bị cáo thì cho rằng ông G.B. có biết, nghĩa là bà Kiều có vấn đề lưng trong thời gian hai người quen biết. “Và kiều quan hệ tình dục mà ông G.B. thích chỉ mang lại khoái cảm cho ông, không hề cho bị cáo mà còn gây đau đớn.”

Bà Kiều khi nói chuyện với bên điều tra, nói là “không biết sẽ chảy nhiều máu như vậy” và “hai người sẽ vẫn là vợ chồng.”


Bạn bè và người nhà của bà Kiều nói bà là người trầm tĩnh, ít nói, ít tâm sự, và là người có chữ tín. Người chồng đầu của bà, một ông gốc Việt, nói họ chưa bao giờ gây gỗ. Một thợ cắt tóc mà bà Kiều thường lui tới nói từng thấy bà Kiều bị sưng mắt, rách miệng, và bầm tím đùi, nhưng không cho biết chính xác thời điểm. Các bác sĩ do phía bị cáo mời đề cập đến khả năng bị chấn thương tâm lý của bà Kiều. Phía công tố phủ nhận sự xác thật của những lời này.

Lập luận của luật sư đại diện bị cáo

Luật sư Frank Bittar, đại diện cho nghi can, khẳng định bà Kiều đã hành động vô ý thức khi cắt “của quý” của ông G.B. Để thuyết phục bồi thẩm đoàn, ông đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tâm thần không ổn định của bà Kiều.


Ông đề cập đến lý lịch của bà Kiều. Theo lời ông, bà Kiều sinh ra ở miền Trung Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh. Bà mất mẹ lúc 5 tuổi, ở với gia đình toàn đàn ông. Khi lên sáu, bà Kiều bị anh trai dắt lên gác để hãm hiếp, nhiều lần. Lúc 16 tuổi, bà Kiều đi theo gia đình người chị họ để vượt biên. Họ tự làm đắm thuyền để được cứu. Bà sang đảo một thời gian thì được qua Mỹ, đến ở tại Westminster. Bà Kiều học trung học và đại học ở Mỹ. Bà tốt nghiệp ngành điện toán tại trường Cal State Long Beach. Khi đó, bà đang ở với người chồng và đứa con trai. Anh này nay đã trưởng thành và là người con duy nhất của bà. Bà Kiều còn có bằng hành nghề địa ốc. Trong khoảng thời gian gần thời điểm vụ án, bà Kiều không có việc làm, nhưng vẫn chi trả các chi phí sinh hoạt cùng ông G.B.

Luật sư Frank Bittar nhấn mạnh đến việc bà Kiều trải qua nhiều biến cố lớn trong cuộc sống, bị PTSD (chấn thương tâm lý) nhưng không hề có sự trợ giúp của chuyên viên tâm lý. Ông cũng nói đến thói quen của người Việt Nam thường giấu các vấn đề cá nhân. Ông cho rằng bà Kiều đã chịu đựng quá lâu nên cuối cùng bùng phát với việc cắt đứt “của quý” của chồng.


Luật sư Frank Bittar, tuy bày tỏ sự cảm thông với nỗi đau của nạn nhân, nhưng nói rằng ông này nói dối. Luật sư nói việc ông G.B. nói không có quan hệ với người tình cũ tên M. là một lời nói dối. Một ví dụ khác mà luật sư lên án là khi ông G.B. nói “cố không quan hệ tình dục với bà Kiều, lấy gối chặn lại giữa hai người” nhưng bị bà Kiều “thò tay sang.” Luật sư nói ông G.B. có tiểu sử dùng thuốc kích dục mỗi ngày.

Luật sư Frank Bittar mong bồi thẩm đoàn chỉ phán tội bà (không cố ý) gây thương tích cho nạn nhân.

Lập luận của công tố viên

Trong phiên tòa đầu tiên, công tố viên John Christl nói bà Catherine Kiều vì ghen tuông nên cố ý hãm hại nạn nhân, có chuẩn bị từ trước, phải xử tội cố ý gây thương tật và tra tấn nạn nhân.

Ông John Christl nói bà Kiều qua Mỹ khi mới 16 tuổi, đã ở Mỹ 32 năm. Vì những người có bệnh PTSD và những thuyền nhân vẫn có khả năng sinh hoạt, hành động như người bình thường, nên không thể xét bà Kiều vì tâm thần mà gây thương tật cho nạn nhân.

Ông cũng dùng một số thành công của bà khi sống tại Mỹ để nói là bà là một người thông minh, đã vượt qua được các biến cố trong quá khứ. Ông John còn nói bà Kiều đã có quyết định rời Việt Nam và gia đình khi thấy hoàn cảnh bất lợi, thì bà đã có thể bỏ chồng nếu ông áp bức tình dục và đánh đập bà. Nhắc lại, ông G.B. yêu cầu bà Kiều dọn ra khoảng 7 tháng trước vụ án.

Ông John khẳng định bà Kiều tra tấn ông chồng vì ghen tuông và lo sợ cho bản thân. Ông nói người tình cũ của chồng trẻ hơn bà mười mấy tuổi, trong khi bà đã 48 tuổi và khó mà kiếm được việc làm, chỗ ở nếu bị ly dị. Ông gọi ông G.B. là “điều tốt đẹp nhất trong đời bà Kiều.”


Phiên xử hôm Thứ Năm là lần cuối cùng luật sư và công tố viên có quyền nêu lên các lập luận. Ba giờ chiều, 12 bồi thẩm viên bắt đầu vào phòng riêng để nghị án. Chánh án cho những người còn lại trong phiên toà giải tán, chờ phán quyết cuối cùng của bồi thẩm đoàn.